Việt Nam Phục Hồi Kinh Tế Sau Dịch

Việt Nam Phục Hồi Kinh Tế Sau Dịch

(Tapchitaichinh.vn) Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử của tất cả các nước kể cả các nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

(Tapchitaichinh.vn) Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử của tất cả các nước kể cả các nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Thiếu hụt lao động sau dịch COVID-19

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Nam Định, toàn tỉnh hiện có 1,876 triệu người. Trong đó, khu vực thành thị trên 380 nghìn người (chiếm 20,27%); khu vực nông thôn hơn 1,496 triệu người (79,73%). Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hơn 1,022 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74,7%. Theo kết quả điều tra lao động việc làm toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, gồm KCN Hòa Xá, KCN Bảo Minh (đã lấp đầy 100%), KCN Mỹ Trung (lấp đầy 28,39%), KCN Dệt may Rạng Đông (lấp đầy khoảng 10,63%). Tổng số lao động hiện đang làm việc tại các KCN là khoảng 4,8 vạn người với mức thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Lại Hà Nam - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB và XH) cho biết: Nhu cầu tuyển dụng của 475 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký qua Trung tâm 6 tháng đầu năm 2022 là 57.157 việc làm trống (tăng 38.567 việc làm trống so với cùng kỳ năm 2021).

Được biết, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện giải pháp giảm các tiêu chí tuyển dụng, tăng mức lương cơ bản cho người lao động (NLĐ), hỗ trợ ăn ca, tăng các khoản phụ cấp, cải thiện chế độ khen thưởng, nghỉ dưỡng, bổ sung các chế độ nhà trẻ, ký túc xá, xe đưa đón công nhân, đồng thời mở rộng địa bàn tuyển dụng nhằm thu hút lao động.

Nhu cầu tuyển dụng của 475 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký qua Trung tâm 6 tháng đầu năm 2022 là 57.157 việc làm (ảnh báo Nam Định)

Hiện, thu nhập của NLĐ có xu hướng ổn định hơn so với năm 2021. Cụ thể, thu nhập của lao động phổ thông dao động từ 5,5 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng. Lao động có tay nghề, có kinh nghiệm dao động từ 7,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng; lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật dao động từ 8,5 đến 11 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, lao động phổ thông vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp. Trong nhu cầu tuyển dụng cụ thể theo vị trí việc làm, các doanh nghiệp tập trung tuyển nhiều ở nhóm “nhân viên” với 56.898 việc làm trống, chiếm tới 99,55%, bởi sau tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với dây chuyền sản xuất của đơn vị. Về trình độ chuyên môn, chủ yếu “không yêu cầu bằng cấp” với 52.925 việc làm trống, chiếm 92,60%; nhu cầu tuyển lao động có trình độ đại học trở lên có 226 việc làm trống, chiếm 0,40%.

Về “cung lao động”, trong tổng số 4.857 lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm, nhu cầu tìm việc tập trung ở nhóm vị trí “thợ may, thêu và các thợ có liên quan” với 2.248 lao động, chiếm 46,28%. Trong khi đó, nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng ở vị trí này tới 34.568 việc làm trống, chiếm 60,48%. Tiếp theo là vị trí “nghề khác”, có 795 lao động ứng tuyển, chiếm 16,37%, nhưng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ có 19 vị trí việc làm trống, chiếm 0,03%; “thợ lắp ráp và vận hành máy” có 473 người lao động ứng tuyển, chiếm 9,74%, trong khi doanh nghiệp cần tuyển 7.230 người, chiếm 12,65%. Vị trí “nhân viên bán hàng” có 342 lao động ứng tuyển thì doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 927 người.

Theo ông Nam cho biết thêm: có sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu lao động phân khúc phổ thông khi tổng số nhu cầu tuyển lao động không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật là 52.925 việc làm trống, trong khi đó số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi tìm việc chỉ có 3.582 người. Dự kiến trong năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn thiếu khoảng 18-20 nghìn lao động, chủ yếu là lao động phổ thông các ngành may mặc, giày da, điện tử, trong đó nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh là khoảng 9.000 lao động (trong đó thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may là 5.300 lao động, tương đương 58,9 %).

Để thị trường lao động phục hồi sau dịch COVID-19, tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động (ảnh báo Nam Định)

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB và XH cho biết: Để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, tranh thủ thời cơ “dân số vàng”, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở LĐ-TB và XH đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đến năm 2025: Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Đến năm 2030: Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại. Chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.

Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%, thu hút 50% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN. Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở GDNN tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở GDNN trong doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hậu Lộc cho biết: Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn là rất đa dạng, nhiều các vị trí việc làm như nhân viên văn phòng, dịch vụ - phục vụ; bán hàng, thu ngân, bảo vệ, vệ sinh công nghiệp, lao động phổ thông. Các nhóm ngành nghề theo vị trí công việc, việc làm được các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng là: Công nhân sản xuất linh kiện điện tử; điện lạnh; dệt may; giày da…

Sức hút của thị trường lao động, với những ưu thế như nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, đa dạng việc làm, tiền lương, thu nhập phù hợp và ổn định; môi trường, điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi được quan tâm đã tạo ấn tượng tốt với nhiều người lao động.

Tổng số lao động hiện đang làm việc tại các KCN là khoảng 4,8 vạn người với mức thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng (ảnh báo Nam Định)

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết: trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở GDNN, gồm: 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 15 trung tâm GDNN và 12 cơ sở tham gia hoạt động GDNN; trong đó có 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý.

Hàng năm, học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, mức lương bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng; có những ngành nghề học sinh chưa nhận bằng tốt nghiệp, doanh nghiệp đã đến tận trường tiếp nhận vào làm việc (như các nghề hàn, may, công nghệ ô tô...). Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai tích cực và đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ sau học nghề có việc làm ổn định đạt trên 85%. Đây là nguồn cung lao động ổn định cho các doanh nghiệp trong tỉnh phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Nghị quyết 09: Nam Định chọn con đường và bước đi riêng

Nghị quyết 09: Tạo đà cho Nam Định có những con số “ngoạn mục”

Nam Định: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024 —Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025, theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới được công bố hôm nay.

Sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế đang có một số tín hiệu phục hồi vào đầu năm 2024. Xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu theo giá so sánh dự kiến tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh nhu cầu toàn cầu dần cải thiện. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo cũng sẽ phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin. Tổng đầu tư và tiêu dùng tư nhân theo giá so sánh dự kiến sẽ tăng tương ứng ở mức 5,5% và 5% trong năm 2024.

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố sự phục hồi. Báo cáo khuyến nghị đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi nguồn lực công. Điều này sẽ giúp kích thích nền kinh tế hơn nữa, với tiềm năng tăng trưởng GDP là 0,1 điểm phần trăm cho mỗi mức tăng 1 điểm phần trăm trong đầu tư công tính theo tỷ lệ GDP. Trong khi đó, về chính sách tiền tệ, dư địa cho việc cắt giảm lãi suất thêm nữa bị hạn chế do chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với việc thu ngân sách có khả năng còn tiếp tục yếu trong khi chi tiêu công được đẩy mạnh, bao gồm tăng lương cho công chức theo kế hoạch và đẩy nhanh đầu tư công, thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ tăng lên 1,6% GDP vào năm 2024, trước khi giảm xuống 1,1% vào năm 2025, phù hợp với Chiến lược Tài khóa giai đoạn 2021-2030.

Đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính vẫn là điều quan trọng nhất, trong đó tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân do giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản. Vùng đệm vốn của các ngân hàng thương mại hiện tương đối mỏng và sự suy giảm của thị trường bất động sản có thể khiến nguồn vốn của các ngân hàng này sụt giảm thêm.

“Đầu tư vào các dự án hạ tầng công tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế ngay lập tức ,” ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới về Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư cho biết . “Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.”

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng năng suất của Việt Nam. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải có một môi trường thuận lợi hơn vì các rào cản chính mang tính cơ cấu vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực. Chúng bao gồm các rào cản pháp lý, thiếu hụt kỹ năng ngày càng tăng, tỷ lệ hấp thụ công nghệ thấp và những thách thức trong việc tiếp cận nguồn tài chính giai đoạn đầu.

Để nuôi dưỡng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, Việt Nam có thể:

· Đổi mới chương trình hỗ trợ hệ sinh thái quan trọng (Chương trình 844) theo hướng xây dựng các doanh nghiệp sẵn sàng nhận đầu tư. Hoạt động này bao gồm cải thiện các cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý quỹ tư nhân để thành lập các quỹ đầu trong nước và nâng cao năng lực của các bên liên quan đến hệ sinh thái như vườn ươm (incubator) và hỗ trợ phát triển ý tưởng (accelerator).

· Đơn giản hóa các quy định. Đẩy nhanh cải cách nhằm giải quyết các rào cản pháp lý đối với các quỹ đầu tư trong nước (Nghị định 38 về đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) và đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam và ngược lại, đặc biệt là đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

· Tăng cường sự đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công lập. Tạo điều kiện cho các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công để đóng góp cho các công ty khởi nghiệp, thông qua các vườn ươm, hỗ trợ phát triển ý tưởng, trung tâm đào tạo khởi nghiệp được đổi mới (thông qua các mô hình hợp tác công tư). Khu vực nghiên cứu công có thể đóng vai trò lớn hơn bằng cách hiện đại hóa khuôn khổ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, khen thưởng những nỗ lực nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa và xây dựng năng lực của các trường đại học và tổ chức nghiên cứu để chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp.

Điểm lại là báo cáo kinh tế một năm hai lần của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam.

Sau hai năm mở cửa lại du lịch từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi tích cực nhờ vào những chính sách tạo thuận lợi về thị thực, xuất nhập cảnh, sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới...

Thị trường khách du lịch quốc tế đang phục hồi nhanh

Trước đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển bứt phá với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 22,8% trong giai đoạn 2015-2019, tăng từ 7,9 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2015 lên 18 triệu lượt vào năm 2019. Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế phục hồi ngày càng nhanh theo thời gian.

Biểu đồ 1: Khách quốc tế đến Việt Nam, 2015-2024 (triệu lượt) - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Năm 2022, Việt Nam đón được gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, tương đương 20% so với năm 2019, trong bối cảnh ngành du lịch châu Á gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khi nhiều thị trường nguồn lớn trong khu vực lúc đó vẫn chưa mở cửa hoặc mở cửa rất muộn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...; trên thế giới, châu Á là khu vực có tốc độ phục hồi du lịch chậm nhất.

Bước sang năm 2023, thị trường du lịch quốc tế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, mức độ phục hồi đã đạt 70% so với năm 2019, cao hơn mức phục hồi chung của châu Á (65%).

Tiếp nối đà tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2023, đã bằng với mức năm 2019 - thời điểm trước dịch.

Cơ cấu thị trường khách thay đổi, cơ hội khai thác các thị trường tiềm năng

Năm 2019 trước khi dịch bệnh xảy ra, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam từ Đông Bắc Á chiếm 67%; Đông Nam Á: 11%; châu Âu: 12%; châu Mỹ: 5,4%; châu Úc: 2,4%. Đến năm 2023, Đông Bắc Á giảm xuống còn 54%. Đông Nam Á chiếm 16%; châu Âu: 11,6%; châu Mỹ: 7,2%; châu Úc: 3,4%. Hiện nay, trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, xu hướng chung ở khu vực, nhiều điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách inbound, chưa khuyến khích du lịch outbound.

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường khách quốc tế năm 2023 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Hai thị trường lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã trở thành thị trường gửi khách lớn nhất, Trung Quốc xuống vị trí thứ hai. Năm 2023, thị trường Trung Quốc mới phục hồi 30% so với năm 2019, đóng góp 16% tổng lượng khách đến Việt Nam. Trong khi đó, lượng khách từ Hàn Quốc đã phục hồi 84%, chiếm 29% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Thị trường mới nổi Ấn Độ có sự bứt phá đáng kể khi đạt 392 nghìn lượt khách năm 2023, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2019. Với dân số lớn nhất thế giới, Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng bứt phá trong năm qua mang đến kỳ vọng du lịch Việt Nam sẽ khai thác hiệu quả thị trường này thông qua phát triển các sản phẩm phù hợp với văn hóa, thị hiếu của du khách Ấn Độ và kết nối các đường bay thuận lợi.

Biểu đồ 3. 10 thị trường gửi khách hàng đầu năm 2023 (nghìn lượt) - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Thị trường Úc đã hồi phục hoàn toàn và tăng nhẹ ( 2%) so với năm 2019. Vừa qua, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Úc, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Trong đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau. Sự kiện này mở ra triển vọng sáng sủa về việc gia tăng lượng trao đổi khách du lịch giữa nước ta với Úc trong thời gian tới.

Biểu đồ 4. Mức phục hồi năm 2023 so với năm 2019 của một số thị trường - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Thị trường châu Âu sôi động nhờ vào chính sách thị thực mới

Trong năm 2023, các thị trường châu Âu có sự phục hồi khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Tây Ban Nha phục hồi 91%; Đức đạt 88%; Anh đạt 80%; Pháp đạt 75%.

Hai tháng đầu năm 2024, các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng sôi động so với cùng kỳ năm 2023: Anh ( 32,6%), Pháp ( 34,6%), Đức ( 37,1%), Ý ( 82,3%), Tây Ban Nha ( 48,5%), Nga ( 58,7%), Đan Mạch ( 47,4%), Thụy Điển ( 41,9%), Na Uy ( 41,2%). Những thị trường này nằm trong nhóm được hưởng chính sách thị thực mới áp dụng từ 15/8/2023, trong đó thời hạn tạm trú đã được nâng từ 15 ngày lên 45 ngày.

Nhìn lại 02 năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, ngành, nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho ngành du lịch đã được ban hành, cùng nỗ lực toàn ngành triển khai các hoạt động kết nối thị trường, kết nối hàng không, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng. Kết quả tích cực này là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 theo kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.