Du Học Đức Frankfurt Đức 2024

Du Học Đức Frankfurt Đức 2024

Đại học Goethe ngày nay có 48.000 sinh viên theo học. Kể từ khi thành lập đến hiện tại, Goethe Universität đã có nhiều bước tiến và cột mốc quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.

Đại học Goethe ngày nay có 48.000 sinh viên theo học. Kể từ khi thành lập đến hiện tại, Goethe Universität đã có nhiều bước tiến và cột mốc quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.

Du học Đức: Chia sẻ cơ hội tìm việc

Mình nhận ra rằng rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc ngay vì không có kinh nghiệm, nên sau khi làm thêm ở quán ăn được 2 năm, mình không muốn tiếp tục làm quán nữa vì thấy công việc này chỉ có thể giải quyết vấn đề thu nhập trước mắt chứ không giúp được gì cho con đường tương lai nên mình quyết định xin đi thực tập, làm bán thời gian tại các công ty để lấy kinh nghiệm. Ban đầu cũng khó khăn lắm, mình nộp đơn ở nhiều công ty, cũng đến phỏng vấn nhiều nhưng không được nhận vì họ nhìn hồ sơ chỉ toàn làm quán ăn, không có chút kinh nghiệm liên quan. Nhưng rồi may mắn cũng có một công ty nhận mình vào thực tập. Mức lương thấp hơn đi làm quán nhiều nhưng mình xác định đi làm lấy kinh nghiệm, để có hồ sơ xin việc đẹp hơn sau khi tốt nghiệp ra trường, nên mình chấp nhận. Tuy chỉ làm part time 20 tiếng một tuần, nhưng mình đã học hỏi được rất nhiều thứ.

Hiện nay mình đã tốt nghiệp và được nhận vào làm tại phòng Nhân sự của một công ty phát triển phần mềm, mình sẽ chính thức đi làm full timevào tháng sau. Mình nghĩ lý do quyết định để mình có được công việc này là bởi họ nhìn vào hồ sơ của mình đã có hơn 2 năm làm việc trong mảng Quản lý nhân sự, tuy chỉ là làm thêm thôi nhưng cũng là một quá trình tích luỹ kinh nghiệm. Thật may vì khi đó mình đã khá tỉnh táo và sáng suốt.

Công ty mình nằm ở thành phố Munich, cách chỗ ở hiện tại đến 1 tiếng 20 phút ngồi tàu, nên công ty có chế độ hỗ trợ chi phí đi lại cho mình trong 6 tháng đầu. Trong thời gian này mình sẽ cố gắng tìm nhà mới gần công ty hơn để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Vì mình mới vừa ra trường, chưa được thực sự trải nghiệm môi trường và văn hoá làm việc full time ở đây như thế nào, nên trước mắt trong 5 năm tới mình sẽ ở lại Đức làm việc và tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn, sau đó mới quyết định có trở về Việt Nam phát triển hay không.

Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn đang có dự định du học Đức. Chúc các bạn cũng sẽ có một hành trình tuyệt vời ở đây!

Các cơ sở của trường Đại học Goethe

Goethe Universität có các cơ sở tại Bockenheim, Westend, Riedberg và Niederrad. Mặc dù khác biệt về đặc điểm, nhưng tất cả các cơ sở của trường đều nằm ở vị trí thuận tiện và được phục vụ tốt về phương tiện giao thông công cộng.

Các cơ sở của Goethe đều nằm xung quanh Frankfurt

Hệ thống thư viện đại học bao gồm Thư viện Đại học Johann Christian Senckenberg là thư viện trung tâm, các thư viện chuyên ngành, cũng như các thư viện khoa bổ sung.

Các thư viện chuyên ngành của trường là Thư viện Luật và Kinh tế, Thư viện Nhân văn và Giáo dục, Trung tâm Thư viện Nhân văn, Thư viện Nghệ thuật, Trung tâm Thư viện Khoa học Tự nhiên và Thư viện Y học. Mỗi thư viện thuộc sở và viện phục vụ một khoa hoặc viện nghiên cứu tương ứng.

Với kho tài liệu và bộ sưu tập phong phú, Thư viện Đại học Johann Christian Senckenberg là một trong những thư viện nghiên cứu hàng đầu ở Đức. Nó được thành lập vào năm 2005 khi Stadt- und Universitätsbibliothek Frankfurt am Main (StUB) và Senckenbergische Bibliothek (SeB) hợp nhất để trở thành thư viện trung tâm của trường đại học. Lịch sử của cả hai thư viện đều có từ nhiều thế kỷ trước. Stadt- und Universitätsbibliothek có nguồn gốc từ Ratsbibliothek của Thành phố Frankfurt am Main vào thế kỷ 15; Senckenbergische Bibliothek được thành lập vào năm 1763 bởi Johann Christian Senckenberg, một bác sĩ y khoa ở Frankfurt, người mà thư viện được đặt tên như ngày nay.

Thư viện rộng lớn của Đại học Goethe

Tất cả sinh viên, giảng viên và nhân viên của Đại học Goethe đều có quyền truy cập vào nhiều cơ sở thể thao và các lớp học thông qua Zentrum für Hochschulsport (ZfH; Trung tâm Thể thao Đại học). Hơn 40 môn thể thao được cung cấp, bao gồm cầu lông, bóng rổ, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, judo, karate, cưỡi ngựa, chèo thuyền, trượt tuyết, bơi lội, quần vợt, điền kinh và bóng chuyền. Ngoài ra, Goethe Universität còn có một trung tâm thể dục lớn với cơ sở vật chất hiện đại, tổ chức các chuyến du ngoạn và các khóa học đi bộ, leo núi, chèo thuyền, trượt tuyết và nhiều môn thể thao khác trong suốt học kỳ.

Studentenwerk hiện đang quản lý hơn một nửa số ký túc xá ở Frankfurt. 17 ký túc xá cung cấp hơn 1.850 phòng cho sinh viên tại Đại học Goethe và hai trường đại học khác ở Frankfurt. Các ký túc xá khác nhau rất nhiều về quy mô và các loại chỗ ở được cung cấp, từ các phòng đơn và căn hộ cho đến các phòng trong các căn hộ chung.

Nhà ở trong ký túc xá có giới hạn và nhiều sinh viên chọn tìm chỗ ở riêng, nhiều sinh viên sống ở Womb Gemeenschap System (còn được gọi là “WGs”), chung cư với các sinh viên khác, là một dịch vụ đặc biệt dành cho sinh viên ở Frankfurt, Studentenwerk cung cấp hỗ trợ miễn phí trong việc tìm nhà ở tư nhân, bao gồm các ưu đãi về phòng và căn hộ cho thuê được trưng bày tại Trung tâm Dịch vụ của Studentenwerk.

Dạng nhà ở cho du học sinh tại Đức

Đây không chỉ là một thẻ chứng minh thư sinh viên bình thường mà Goethe Card còn cho phép bạn sử dụng các dịch vụ và điểm tham quan mà trường đại học và thành phố Frankfurt cung cấp. Thẻ phục vụ tất cả các chức năng hữu ích sau:

Goethe University Frankfurt: Cơ duyên với trường

Để nói tại sao lại chọn trường Goethe University Frankfurt thì cũng rất tình cờ, có thể nói là một cái duyên. Một lần mình đi ngang qua vô tình ghé thăm quan ngôi trường này, ấn tượng đầu tiên đối với mình là trường có một khuôn viên rất rộng, đẹp và mang kiến trúc cổ xưa mình yêu thích, sau đó lên mạng tìm hiểu thêm, trường cũng có cả ngành Xã hội mà mình muốn học, phần nữa trường chỉ cách chỗ bác mình ở Đức khoảng 2 tiếng ngồi tàu, cũng khá tiện cho mình về thăm bác, nên mình đã “chốt” luôn ngành Xã hội của trường… Tuy nhiên trường quy định đối với bậc Cử nhân phải đủ 180 tín chỉ mới có thể tốt nghiệp, trong khi ngành Xã hội của mình chỉ có 120 tín chỉ, vì vậy mình phải chọn học thêm một ngành phụ là Ngôn ngữ Đức 60 tín chỉ nữa.

Kì học Đại học đầu tiên đối với mình cũng khá áp lực. Bởi dù đã học 1 năm dự bị và có 1 năm sinh sống ở đây, nhưng vì nhiều thuật ngữ, từ chuyên ngành rồi thậm chí cả tiếng “lóng” nữa nên mình không thể nghe hiểu hết được bài giảng, mình đều phải đọc tài liệu trước khi lên lớp. Phần nữa cũng vì tự ti về ngôn ngữ, lại nhút nhát, rụt rè nên mình dù không hiểu mình cũng không dám hỏi thầy cô như các bạn người bản xứ. Tuy nhiên dần dần mình cũng cố gắng khắc phục, cuối giờ mình thường ở lại và chủ động nhờ thầy cô giảng thêm về nội dung mình chưa hiểu. Các thầy cô ở trường cũng biết là những sinh viên quốc tế cần được hỗ trợ nhiều hơn nên cũng rất nhiệt tình và kiên nhẫn.

Du học Đức: Cơ hội làm thêm cho du học sinh

Bên Đức họ quy định sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm tối đa 120 ngày (8 tiếng/ngày) hoặc 240 nửa ngày (4-6 tiếng/ngày) trong năm. Để đảm bảo hiệu suất học tập, sinh viên thường không được làm quá 20 giờ mỗi tuần. Vì muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, đến kì 2 của năm học dự bị mình bắt đầu đi làm thêm vào cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Do chỉ làm 2 ngày cuối tuần để đảm bảo việc học, thu nhập lúc đó chỉ tạm đủ tiền thuê nhà thôi. Còn đâu mình có thể rút 1 khoản tối đa khoảng 500 euro/tháng để trang trải từ số tiền 8000 euro chứng minh tài chính lúc đầu. Sang đến năm nhất Đại học, mình mới sắp xếp đi làm nhiều hơn. Du học sinh bên này đa số đi làm ở các quán ăn, mức lương chỉ rơi vào khoảng 9 euro/giờ, nhưng thỉnh thoảng bọn mình còn được khách tip thêm nữa, có khi tiền tip nhiều hơn tiền lương cả tháng. Với mức thu nhập này, nếu chi tiêu tiết kiệm, mình có thể tự chi trả toàn bộ chi phí khi học tập tại đây, bao gồm cả học phí.

Học phí ở Đức thì rẻ lắm, một năm chỉ hơn 700 Euro, tầm 17 triệu VNĐ thôi, và đã bao gồm cả chi phí tàu xe đi lạ trong bang, nặng nhất là tiền thuê nhà. Khi mới sang mọi thứ còn lạ lẫm nên mình cũng dự định ở trong kí túc xá của trường cho tiện việc đi học và an toàn, giá cũng rẻ, chỉ khoảng 150 – 250 Euro/tháng, nhưng vì không còn chỗ mà mình lại không muốn đợi lâu, mình mong muốn có thể ổn định chỗ ở sớm để tập trung học tập nên đã tự ra ngoài tìm nhà thuê. Chi phí thuê nhà ở ngoài đắt hơn khá nhiều,, Frankfurt nơi mình ở lại là thành phố lớn nên giá thuê nhà lại càng cao, khoảng 350 – 450 Euro/tháng, bằng tiền học 1 kì của mình luôn. Còn tiền tiền ăn, chi tiêu lặt vặt hết khoảng 200 euro/tháng.