Những bài học kỹ năng sống còn giúp trẻ xây dựng được thế giới nội tâm phong phú. Cụ thể, khi được rèn luyện những kiến thức về kỹ năng sống, trẻ sẽ được khơi gợi tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật. Bên cạnh đó, trẻ còn được rèn luyện để có tinh thần trách nhiệm cao đối với những việc mà mình làm. Ngoài ra, những bài học bổ ích còn giúp nuôi dưỡng lòng biết ơn của trẻ đối với gia đình, thầy cô, những người xung quanh. Từ đó, xây dựng lòng vị tha, bao dung với người khác, hình thành sự ôn hoà, nhã nhặn trong giao tiếp và cách đối nhân xử thế đúng mực.
Những bài học kỹ năng sống còn giúp trẻ xây dựng được thế giới nội tâm phong phú. Cụ thể, khi được rèn luyện những kiến thức về kỹ năng sống, trẻ sẽ được khơi gợi tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật. Bên cạnh đó, trẻ còn được rèn luyện để có tinh thần trách nhiệm cao đối với những việc mà mình làm. Ngoài ra, những bài học bổ ích còn giúp nuôi dưỡng lòng biết ơn của trẻ đối với gia đình, thầy cô, những người xung quanh. Từ đó, xây dựng lòng vị tha, bao dung với người khác, hình thành sự ôn hoà, nhã nhặn trong giao tiếp và cách đối nhân xử thế đúng mực.
Kỹ năng tự đi siêu thị mua đồ cũng là một trong những kiến thức quan trọng mà ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ. Và để quá trình này được diễn ra tự nhiên, hiệu quả, ba mẹ nên cho bé trực tiếp trải nghiệm và thực hành thường xuyên. Dưới đây là một vài cách ba mẹ có thể áp dụng để dạy cho trẻ:
- Nhận biết các mặt hàng, vị trí sản phẩm trong siêu thị.
- Cách lựa chọn sản phẩm cần thiết cho bản thân và gia đình.
- Tập lên danh sách và mua hàng theo danh sách.
- Dạy bé các quy tắc khi đi siêu thị như xếp hàng tính tiền, không mở sản phẩm nếu chưa thanh toán, không làm hỏng hay bóc tem mác sản phẩm, không đùa giỡn hoặc gây mất trật tự trong siêu thị, không đòi hỏi khi đi mua sắm,...
- Cách xử lý khi gặp tình huống khó khăn trong siêu thị như cách xử lý khi bị lạc,...
Bơi lội được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà ba mẹ cần trang bị cho con ngay từ những ngày bé còn học Mầm non. Không chỉ giúp tự bảo vệ bản thân mà bơi lội còn là môn thể thao bổ ích giúp trẻ rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao, sở hữu thân hình cân đối. Bên cạnh đó, bộ môn này còn giúp nâng cao sự tập trung, tăng khả năng nhận thức và cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Để quá trình học bơi của trẻ được diễn ra an toàn, hiệu quả ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cho bé tham gia các lớp học bơi thích hợp.
- Luôn giữ tầm quan sát trẻ ở mức an toàn.
- Cho trẻ tiếp cận phương pháp tập bơi phù hợp với độ tuổi.
- Chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi đưa bé đi bơi.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé sau khi bơi.
- Cho trẻ học dần dần, đừng quá ép buộc, la mắng sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ hãi.
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh mà còn góp phần tạo nên thành công cho trẻ sau này. Bởi người có kỹ năng lắng nghe thường sẽ biết cách tiếp thu ý kiến và biết học hỏi từ người khác. Chính vì thế, phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm nhằm giúp trẻ đón nhận những lợi ích tích cực trong học tập cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Vậy làm thế nào để dạy bé kỹ năng lắng nghe? Ba mẹ có thể vận dụng những cách sau:
- Trước tiên ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rõ lý do tại sao chúng cần học cách lắng nghe.
- Ba mẹ cần là người biết lắng nghe trước để trẻ có thể noi theo.
- Cho trẻ tham gia vào các trò chơi rèn luyện việc lắng nghe như trò chơi thì thầm, trò chơi “theo nhịp",...
- Dạy bé cách giao tiếp bằng mắt.
- Dạy bé không được cắt ngang hay chen lời khi người khác đang nói.
- Phụ huynh cần dành thời gian để học cách lắng nghe cùng trẻ.
Từ chối là kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ ngay từ sớm. Bởi không chỉ giúp các bé tránh được những tình huống dụ dỗ nguy hiểm mà kỹ năng từ chối còn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ trong cuộc sống và công việc sau này. Để dạy trẻ cách từ chối một cách khéo léo, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp như sau:
- Dạy bé những trường hợp cần sử dụng câu từ chối.
- Dù từ chối nhưng phải nói lời cảm ơn trước đó.
- Không được đánh giá, nhận xét về món quà muốn từ chối.
- Cần nói lời từ chối dứt khoát.
- Giúp trẻ thực hành việc từ chối.
Có thể nói, cảm ơn - xin lỗi chính là nền tảng để xây dựng nên một nhân cách tốt đẹp. Khi biết nói lời cảm ơn & xin lỗi, trẻ sẽ được nhiều người yêu mến, tôn trọng. Hơn nữa, kỹ năng này còn giúp bé nhận ra lỗi lầm của mình để dũng cảm xin lỗi và chịu trách nhiệm. Đây còn là kỹ năng giúp bé sống chân thành hơn, từ đó có được những mối quan hệ tốt đẹp. Để dạy trẻ làm quen với việc cảm ơn - xin lỗi, ba mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau:
- Ba mẹ cần trở thành tấm gương để con noi theo.
- Khen ngợi bé khi bé biết nói lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc.
- Tạo nhiều tình huống đa dạng và dạy bé cách cư xử đúng.
- Dạy trẻ đặt cảm xúc chân thành vào từng nói lời xin lỗi, cảm ơn.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ chính là việc làm cần thiết nhằm giúp các bé thích nghi tốt với môi trường xung quanh, tự tin hơn giữa đám đông, đồng thời trở thành người hòa đồng, thân thiện. Cụ thể, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần lẫn nhận thức.
Các bài học kỹ năng sống rất đa dạng với nhiều lĩnh vực phong phú. Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi mà trẻ em cần được tiếp nhận những kiến thức sao cho phù hợp. Theo đó, với độ tuổi mầm non, VAS cho rằng cần rèn luyện cho trẻ 15 kỹ năng sống dưới đây:
Kỹ năng giao tiếp là những tương tác qua lại giữa người nói và người nghe bao gồm các khả năng như lắng nghe, truyền đạt, trao đổi thông tin, qua đó đưa ra những ứng xử và phản hồi phù hợp. Theo đó, giao tiếp không đơn thuần chỉ là nghe - nói mà còn là cả một nghệ thuật về ứng xử. Cụ thể, bên cạnh vai trò truyền đạt, trao đổi thông tin, giao tiếp hiệu quả còn giúp tạo nên thiện cảm, nâng cao giá trị bản thân trong mắt đối phương. Do đó, ngay khi trẻ còn là “trang giấy trắng", ba mẹ hãy chú trọng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sớm để tạo thành thói quen tốt có lợi cho trẻ sau này. Ba mẹ có thể bắt đầu quá trình giảng dạy này bằng những bước như:
- Tạo lập môi trường giao tiếp lành mạnh, phù hợp cho trẻ.
- Dù bận đến đâu cũng cần dành thời gian trò chuyện cùng bé.
- Xây dựng môi trường làm việc nhóm để trẻ có cơ hội trao đổi, phát triển ngôn ngữ nói.
- Khuyến thích bé bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, tư duy của mình.
- Dạy bé cách đọc thơ, kể chuyện.
- Cho trẻ tham gia các trò chơi để kích thích sự giao tiếp.
Cho trẻ tham gia các trò chơi để kích thích sự giao tiếp
Lãng phí thức ăn chính là vấn đề đáng quan ngại hiện nay. Nó không chỉ là sự lãng phí món ăn mà còn dạy trẻ tôn trọng thức ăn, điều này sẽ giúp bé biết tôn trọng giá trị và công sức của người đã làm ra đồ ăn. Chìa khoá để giúp trẻ tránh lãng phí thực phẩm chính là hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, vui vẻ và đơn giản cho trẻ. Để đạt được điều đó, ba mẹ hãy tham khảo những cách sau đây:
- Dạy trẻ biết về nguồn gốc của thức ăn.
- Điều chỉnh tính kén ăn của bé.
- Trình bày món ăn đẹp mắt nhằm kích thích cảm hứng ăn uống cho bé.
- Cùng bé vào bếp để bé hiểu được để làm ra một món ăn vất vả như thế nào.
Tư duy phản biện chính là kỹ năng quan trọng giúp trẻ chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Phân tích và đánh giá vấn đề một cách kỹ càng hơn. Từ đó, trẻ có thể dễ dàng suy nghĩ và tìm ra những lập luận phản bác vấn đề nhằm xác định lại tính chính xác của thông tin. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ làm chủ quan điểm và kiến thức của bản thân. Để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, ba mẹ hãy áp dụng những gợi ý sau:
Cho trẻ hiểu rằng phản biện không phải là cho phép trẻ được cãi lại người lớn, luôn bướng bỉnh bảo vệ ý kiến của bản thân và cố chấp tranh cãi để trở thành người chiến thắng. Ba mẹ hãy dạy bé cách đưa ra lập luận phản biện logic, rõ ràng nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ vấn đề, giúp khẳng định tính chính xác của thông tin.
- Khuyến khích bé suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau.
- Khuyến khích trẻ phản biện và thuyết phục ba mẹ.
- Dạy cho bé cách phân tích vấn đề theo từng bước cụ thể.
- Thường xuyên đặt câu hỏi cho bé như “Con nghĩ việc gì sẽ xảy ra?” hay “Con có nghĩ như vậy không?
Tư duy phản biện chính là kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho trẻ