Trong chuyến thăm này, Tổng thống V.Putin và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-LB Nga; cùng một số văn kiện hợp tác song phương, trong đó có các thỏa thuận mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và các vấn đề trong lĩnh vực liên ngân hàng.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống V.Putin và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-LB Nga; cùng một số văn kiện hợp tác song phương, trong đó có các thỏa thuận mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và các vấn đề trong lĩnh vực liên ngân hàng.
Ngày 17/5/2024, Tổng thống Nga Putin đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc kéo dài trong 2 ngày. Những kết quả đạt được trong chuyến thăm đã tạo ra một “xung lực” mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga -Trung, đồng thời đặt ra cho Mỹ nhiều “bài toán khó”.
Tổng thống Nga Putin tới Bắc Kinh vào sáng sớm ngày 16/5 theo giờ địa phương. Chuyến thăm diễn ra vào dịp Nga - Trung Quốc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời, cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Putin sau khi tái đắc cử.
Trước đó, vào tháng 3/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng lựa chọn Nga làm điểm đến đầu tiên trong các chuyến công du nước ngoài sau khi được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ ba. Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nhấn mạnh “truyền thống này là minh chứng rõ nhất khẳng định quan hệ hợp tác Nga - Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và cả hai đều quan tâm, ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Và tất nhiên, điều này cũng phản ánh sự gắn kết cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo”.
Các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân, nơi tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc và các sự kiện chính trị lớn khác của đất nước. Nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Nga Putin tại quảng trường Thiên An Môn trước sự chứng kiến của đội danh dự. Lễ đón diễn ra trong không khí trang nghiêm, trọng thể theo nghi thức cao nhất.
Hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc hội đàm với thành phần tham gia ở diện hẹp, sau đó được mở rộng với sự tham gia của hai phái đoàn. Tháp tùng Tổng thống Putin có tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Andrei Belousov, Thư ký Hội đồng An ninh Sergei Shoigu, Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Trợ lý Tổng thống Yury Ushakov. Tại các cuộc hội đàm, Tổng thống Putin đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương Nga - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Nga - Trung Quốc đã tăng gần 1⁄4, đạt 227 tỷ USD. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, việc không ngừng làm sâu sắc hơn mối quan hệ Nga - Trung Quốc đã trở thành “yếu tố duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu và dân chủ hoá quan hệ quốc tế”. Theo ông Tập, “trong ba phần tư thế kỷ qua, quan hệ Trung - Nga đã được rèn giũa trong những điều kiện khó khăn, vượt qua thử thách của tình hình quốc tế đang thay đổi và ngày nay đại diện cho tiêu chuẩn của mối quan hệ giữa các cường quốc và các nước láng giềng, đặc trưng bởi sự tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, hữu nghị và cùng có lợi”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 17/5, Tổng thống Nga Putin đã tới Cáp Nhĩ Tân, nơi được cho là tập trung nhiều người Nga ở Trung Quốc, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, giáp 5 vùng của Liên bang Nga. Tại đây, nhà lãnh đạo Nga tham dự lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Nga - Trung lần thứ VIII và Diễn đàn Nga - Trung về hợp tác liên khu vực lần thứ IV. Cuộc gặp tiếp theo của hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2024 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Kazan, Nga.
Bắc Kinh bày tỏ rõ lập trường về vấn đề Ukraine trong tuyên bố chung Trung - Nga
Kết thúc các cuộc hội đàm, một tuyên bố chung đã được công bố về việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung Quốc. Theo đó, tuyên bố chung nhấn mạnh, quan hệ hợp tác Nga - Trung Quốc không mang tính cơ hội và nhằm vào bên thứ ba. “Là trung tâm độc lập của thế giới đa cực mới nổi, Nga và Trung Quốc sẽ tận dụng tối đa tiềm năng của quan hệ song phương để thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực công bằng, bình đẳng, dân chủ hoá quan hệ quốc tế”.
Tuyên bố nhấn mạnh cam kết của hai bên nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, từ chống biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), đến ngăn chặn chủ nghĩa thực dân kiểu mới và lên án hành vi xuyên tạc lịch sử của Thế chiến thứ II. Hai bên cam kết tăng cường hợp tác thương mại - đầu tư, sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán, tăng nguồn cung dầu khí, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, bao gồm cả việc cùng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và các tuyến đường vận chuyển mới.
Quan trọng, tuyên bố chung ghi nhận sự đồng thuận, nhất trí cao của Moscow đối với “quan điểm khách quan và không thiên vị” của Bắc Kinh liên quan đến cuộc xung đột quân sự tại Ukraine. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt tình hình căng thẳng tại Ukraine và khẳng định tầm quan trọng của đối thoại là giải pháp tối ưu để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bên cạnh đưa ra tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác, cụ thể là:
- Kế hoạch phát triển đảo Bolshoy Ussuriysky, nơi có lãnh thổ được phân chia giữa Trung Quốc và Nga;
- Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Phát triển Kinh tế Nga và Bộ Thương mại Trung Quốc;
- Kế hoạch hành động chung giữa Cơ quan liên bang Giám sát và Bảo vệ người tiêu dùng (Rospotrebnadzor) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc;
- Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm từ cây cúc vu xuất khẩu từ Nga sang Trung Quốc;
- Nghị định thư về kiểm tra, kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt bộ xuất khẩu từ Nga sang Trung Quốc;
- Thoả thuận hợp tác giữa ITAR-TASS và hãng thông tấn Tân Hoa Xã;
- Biên bản ghi nhớ tổ chức Diễn đàn chuyên gia các nước BRICS;
- Biên bản ghi nhớ giữa Gazprom-Media Holding và China Media Corporatin;
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Uỷ ban Xúc tiến thương mại quốc tế của Nga – Trung Quốc;
- Thoả thuận thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới.
Quan hệ lợi ích chiến lược Nga - Trung ngày càng được thắt chặt
Kể từ năm 2013, khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, lãnh đạo hai nước Nga - Trung Quốc đã gặp nhau hơn 40 lần, bao gồm cả các cuộc gặp bên lề tại các diễn đàn đa phương, như BRICS hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Theo Giám đốc khoa học của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Alexander Lukin đánh giá, tần suất các cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy mối quan hệ hợp tác song phương đang ở mức độ cao và giữa hai nước có rất nhiều lợi ích chung, ràng buộc. Trong khi đó, ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và quan hệ ngoại giao thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, Bắc Kinh đang dựa vào “chính sách ngoại giao của những quan chức hàng đầu”. “Đối với Trung Quốc, các ý tưởng chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình là nền tảng quan trọng. Đây không phải là một kiểu khái quát trừu tượng theo kiểu chủ trương, đường lối mà là những ưu tiên và hướng dẫn cụ thể. Ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời là người đề cao các giá trị và lý tưởng chiến lược của nước này”.
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin, lần lượt Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến thăm Trung Quốc, cũng như chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó ông Tập đã gặp Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen. Mối quan tâm hàng đầu của phương Tây là làm thế nào để Trung Quốc không đứng về phía Nga và ngừng hậu thuẫn cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine; bởi lẽ, theo Mỹ và Liên minh châu Âu, Bắc Kinh là một trong những nhà cung cấp vật liệu và công nghệ chính cho tổ hợp công nghiệp quân sự Nga. Washington và Brussels nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp các nguồn cung này và gây áp lực bằng cách đe doạ các lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc.
Theo giới phân tích chính trị, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sau khi Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden mới thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine, thì việc Mỹ lo ngại về mối quan hệ hợp tác Nga - Trung và những tác động của nó đối với cục diện chiến trường Ukraine là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong chuyến thăm, đặc biệt là sự nhất trí cao giữa hai nhà lãnh đạo liên quan đến vấn đề Ukraine sẽ đặt ra cho Mỹ và châu Âu “một bài toán khó”. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Moscow và Bắc Kinh đang đặc biệt chú ý đến việc phát triển quan hệ quân sự, bằng chứng là sự tham gia của tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrei Belousov và Thư ký Hội đồng An ninh Sergei Shoigu trong các cuộc hội đàm. Nga - Trung Quốc đặc biệt quan ngại về việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở Châu Á. “Các bên lên án mạnh mẽ những bước đi làm leo thang căng thẳng, đe doạ trực tiếp đến môi trường an ninh của Nga và Trung Quốc; đồng thời, cam kết tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ nhằm đối phó với đường lối phá hoại và thù địch của Washington đối với cái gọi là ngăn chặn kép đối với hai nước”, theo tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nước nhất trí mở rộng phạm vi tập trận chung và thường xuyên tiến hành tuần tra trên biển và trên không giữa các lực lượng hải quân và không quân của hai nước.
Liên minh quân sự Nga và Trung Quốc - điều Mỹ lo lắng nhất liệu có thể xảy ra?
Không thể phủ nhận thực tế, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử. Không chỉ xúc tiến các cuộc gặp thượng đỉnh với tần suất dày đặc, tăng cường trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng,... mà hai nước đã truyền cho nhau những thông điệp về việc phát triển quan hệ quân sự song phương để đối đầu với áp lực chưa từng có từ phương Tây. Tuy nhiên, theo giới phân tích chính trị, kịch bản Nga - Trung Quốc thiết lập một liên minh quân sự là khó xảy ra. Nguyên nhân là do áp lực mà phương Tây tạo ra đối với Nga hiện nay là chưa đủ để nước này cần có sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài, có chăng chỉ là sự bảo đảm một đối tác tin cậy có thể giúp nền kinh tế Nga không bị kiệt quệ vì chiến tranh. Còn với Trung Quốc, tình trạng của Nga và căng thẳng trong quan hệ giữa Nga với phương Tây đang tạo cơ hội để Trung Quốc khai thác nhiều lợi ích, nhất là ở góc độ kinh tế. Việc thiết lập liên minh quân sự Nga - Trung Quốc quá sớm có thể làm gián đoạn các lợi ích kinh tế của nước này ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình dương, sức ép của Mỹ và các đồng minh vẫn nằm trong khả năng ứng phó của Trung Quốc. Do vậy, Bắc Kinh chưa có đủ động lực để tính đến phương án thiết lập một liên minh quân sự đối xứng. Sức ép từ phương Tây là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy Nga - Trung xích lại gần nhau, nhưng chưa đủ nặng để hai nước này thiết lập một liên minh quân sự trong giai đoạn hiện nay.
Vào tháng 3/2023, ICC đã ra lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Putin và Ủy viên Tổng thống phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc di chuyển trẻ em từ các khu vực của Ukraine sang Nga. Moscow khẳng định không công nhận thẩm quyền của ICC, và coi các quyết định bắt giữ đối với ông Putin và bà Lvova-Belova là vô hiệu.
Theo Kyiv Independent, trong tuyên bố hôm 29/8, Điện Kremlin cho hay ông Putin thăm Mông Cổ “theo lời mời của Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh”. Chuyến thăm sẽ diễn ra vào ngày 3/9 tới.
Sự kiện sẽ đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Putin tới một quốc gia thành viên ICC đã phê chuẩn Quy chế Rome. Đây là văn kiện buộc các nước thành viên phải chấp hành các lệnh bắt do ICC ban hành. Theo quy định, các nước thành viên ICC có nghĩa vụ bắt ông Putin, nếu ông tới lãnh thổ của họ.
Về kinh tế, Trung Quốc và Nga là những đối tác quan trọng nhất của Mông Cổ. Trong đó, Mông Cổ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung nhiên liệu từ Nga.
Đại sứ của Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Tổng thống Putin đã có kế hoạch hành động để đáp trả cuộc đột kích của Ukraine vào vùng Kursk của Nga và tất cả những người chịu trách nhiệm chắc chắn sẽ bị trừng phạt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm bất ngờ tới Cộng hòa Chechnya, và tới thăm các binh sĩ đang được huấn luyện tại một cơ sở quân sự.
Tổng thống Vladimir Putin đã ra tận sân bay chào đón nhóm người Nga được phương Tây thả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn hôm 1/8.
Thứ trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Quốc phòng Nga - bà Anna Tsivileva - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17-6 đã sa thải bốn thứ trưởng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, và bổ nhiệm bốn thứ trưởng mới vào các vị trí vừa trống.
Theo sắc lệnh của Điện Kremlin, ông Putin đã sa thải các Thứ trưởng Quốc phòng Nikolai Pankov, Ruslan Tsalikov, Tatiana Shevtsova và Pavel Popov.
Trong loạt thứ trưởng quốc phòng được bổ nhiệm mới có thứ trưởng tài chính Nga trước đây là ông Leonid Gornin. Ông Gornin sẽ là thứ trưởng quốc phòng thứ nhất dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết nhiệm vụ chính của ông Gornin là "tăng cường tính minh bạch của các dòng tài chính và đảm bảo việc chi tiêu ngân sách hiệu quả".
Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng bổ nhiệm ông Pavel Fradkov, con trai của cựu thủ tướng Mikhail Fradkov, làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga. Ông Fradkov sẽ giám sát việc quản lý tài sản, đất đai và các công trình liên quan đến quân đội.
Tổng thống Nga cũng bổ nhiệm bà Anna Tsivileva làm một trong các thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga.
Bà Tsivileva đứng đầu một công ty than lớn và một quỹ do Chính phủ Nga hậu thuẫn để hỗ trợ gia đình các binh sĩ chiến đấu ở Ukraine.
Tại Bộ Quốc phòng Nga, bà Tsivileva sẽ chịu trách nhiệm giám sát phúc lợi xã hội và các phúc lợi khác cho binh lính.
Trong đợt bổ nhiệm mới thứ trưởng quốc phòng Nga này còn có ông Oleg Savelyev.
Hãng Reuters nhận định lần cải tổ này đánh dấu bước đi mới nhất trong một cuộc cải tổ triệt để mà ông Putin phát động vào tháng 5, khi ông bất ngờ cách chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giữ chức lâu năm khi đó là ông Sergei Shoigu, và bổ nhiệm nhà kinh tế Andrei Belousov thay thế.
Cũng theo Reuters, trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài hơn hai năm, tổng thống Nga tận dụng các thay đổi này như một dấu hiệu cho việc ông muốn loại bỏ nạn lãng phí và tham nhũng trong Bộ Quốc phòng Nga, cùng lúc đó kiểm soát hiệu quả hơn nền kinh tế thời chiến của Nga để phục vụ cho binh lính ở tiền tuyến.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin diễn ra ngày 19-20/6, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Putin đến Việt Nam trong hơn 10 năm qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 16/6 đã trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng trao đổi thư mừng với Thủ tướng Mikhail Mishustin nhân dịp này.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva tháng 12/2023.
Lãnh đạo hai nước khẳng định Hiệp ước là văn kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng khởi đầu cho giai đoạn mới trong phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nga, tạo tiền đề cho việc đưa quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Tổng thống Putin sinh ngày 7/10/1952 tại Leningrad, nay là St. Petersburg. Ông có nhiều năm làm việc tại Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), trước khi được Tổng thống Boris Yeltsin chọn làm Thủ tướng Nga, rồi sau đó là Tổng thống vào tháng 12/1999.
Trong gần 25 năm sau đó, ông Putin lãnh đạo nước Nga với vai trò Tổng thống hoặc Thủ tướng. Nước Nga thời kỳ này đã chứng kiến nhiều thay đổi trên các lĩnh vực, từ vị thế trên trường quốc tế đến kinh tế và đời sống người dân.
Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 và xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012. Vào năm 2023, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Victorovich Volodin cũng thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 10.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 4, Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng mức đầu tư 984,98 triệu USD, đứng thứ 28 trong tổng số 145 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đầu tư sang Nga 18 dự án có tổng trị giá 1,63 tỷ USD trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, chế biến và chế tạo.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại hai chiều Việt - Nga năm 2023 đạt 3,63 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2022. Năm 2023, Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện có khoảng 5.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước này. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60.000-80.000 người.
Theo thông tin chính thức được đăng trên trang web của CEC, sau khi kiểm 99,43% số phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu ủng hộ. Về thứ hai là ứng cử viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Nikolai Kharitonov, giành được 4,32% số phiếu bầu. Tiếp sau là ứng cử viên Vladislav Davankov của đảng “Những Con người Mới” nhận được 3,79% số phiếu bầu, và cuối cùng là ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDPR) Leonid Slutsky nhận được 3,19% số phiếu bầu.
Những ưu tiên của nhà lãnh đạo Nga trong nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới
Phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở chiến dịch của mình ở thủ đô Moscow, sáng 18/3, Tổng thống Putin bày tỏ lòng biết ơn trước sự ủng hộ và tin tưởng của tất cả các công dân Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới, gồm các nhiệm vụ chính cho sự phát triển đất nước đã được ông nêu trong Thông điệp liên bang cuối tháng 2. Ông hy vọng về một nước Nga hùng mạnh, độc lập, có chủ quyền, và kết quả bầu cử sẽ cho phép ông cùng người dân Nga đạt được tất cả các mục tiêu đó.
Ông Putin cho biết thêm cơ cấu chính phủ tương lai của Nga sẽ bao gồm những người hiện đang tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ông sẽ không vội thành lập chính phủ khóa mới bởi nhiệm kỳ hiện tại vẫn còn khoảng hơn 2 tháng nữa mới kết thúc. Vấn đề đặt ra là xác định ai sẽ được bổ nhiệm vào vị trí nào để đạt được hiệu quả tối đa.
Liên quan đến đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Putin cho biết ông không có thông tin gì về đề xuất của nhà lãnh đạo Pháp về việc tuyên bố đình chiến Olympic trong thời gian diễn ra Thế vận hội ở Paris. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng xem xét mọi đề xuất, nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ luôn được dẫn lối bởi lợi ích quốc gia và tình hình trên chiến trường.”
“Tôi đã nói điều này trước đây và tôi sẽ nói lại lần nữa rằng chúng tôi ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng chúng không nên được tổ chức chỉ vì đối phương sắp hết đạn”- ông Putin nói, đồng thời lưu ý thêm rằng, câu hỏi về ai sẽ là đối tác của Nga trong các cuộc đàm phán hòa giải cuối cùng với Ukraine hiện vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong buổi thông tin cho báo giới, sáng 18/3, ông Putin không loại trừ khả năng xảy ra xung đột toàn diện giữa Nga và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). "Tôi nghĩ rằng mọi thứ đều có thể xảy ra trong thế giới hiện đại. Nhưng tôi đang nói - và ai cũng rõ rằng, trong trường hợp này, chúng ta sẽ chỉ còn một bước nữa là đến Thế chiến thứ ba toàn diện. Tuy nhiên, sẽ không có ai mong muốn kịch bản như vậy” – nhà lãnh đạo Nga nói.
Đề cập tới những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới, ông Putin cho rằng, trước hết, Nga cần hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt, tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng vũ trang Nga.
“Tất cả các mục tiêu chính cho sự phát triển của đất nước đã được vạch rõ trong bản Thông điệp Liên bang. Và có được sự tin tưởng của người dân Nga, mục tiêu chúng tôi là nỗ lực hết sức để hoàn thành mọi nhiệm vụ cũng như đạt được mọi mục tiêu đã đề ra… Tôi đã mơ về một nước Nga hùng mạnh, độc lập, có chủ quyền. Và tôi hy vọng rằng kết quả bầu cử sẽ cho phép chúng tôi cùng người dân Nga đạt được tất cả các mục tiêu này” – ông Putin nói.
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng chiến thắng của ông Putin
Sau chiến thắng áp đảo của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống, nhiều nhà lãnh đạo Nga và thế giới đã gửi thông điệp chức mừng.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medevedev viết trên Telegram: “Xin chúc mừng ông Vladimir Putin có thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga”.
Sáng 18/3, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev đã chúc mừng ông Putin tái đắc cử. Tuyên bố của Văn phòng Chính phủ Uzbekistan cho biết: "Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev đã chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin về chiến thắng thuyết phục của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống."
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, cùng ngày cũng đăng tải thông điệp chúc mừng của nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới ông Putin.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã thay mặt người dân Venezuela, chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tái tranh cử và tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ 2024 - 2030. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Venezuela cũng bày tỏ sự ghi nhận trước cam kết sâu sắc đối với nền dân chủ của nhân dân Nga, được thể hiện qua vai trò tham gia đặc biệt của họ vào cuộc bầu cử đã diễn ra thành công này.
Trong khi đó, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega cũng ca ngợi kết quả bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga là "đóng góp cho sự ổn định toàn cầu".
Về phần mình, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã chúc mừng ông Putin tái đắc cử Tổng thống Nga. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết giữa người dân và chính phủ hai nước” – thông điệp chúc mừng nhấn mạnh.
Trên mạng xã hội X, Tổng thống Bolivia Luis Arce khẳng định, chiến thắng của ông Putin là dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết của người dân Nga về chủ quyền và sự phát triển không ngừng của họ./.
Lần thứ nhất (năm 2001): Xác định phương hướng chiến lược phát triển của mối quan hệ Nga – Việt trong thế kỷ XXI
Từ ngày 28-2 đến 2-3-2001, Tổng thống V.Putin đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Nhà nước LB Nga. Mục đích chính của chuyến thăm là xác định các phương hướng chiến lược phát triển của mối quan hệ Nga - Việt trong thế kỷ XXI.