Hiện nay tại các cấp học phổ thông cũng đều xuất hiện các trường hợp lưu ban lại lớp tức là không được lên lớp do điểm học lực hoặc kết quả rèn luyện quá thấp so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Để theo dõi kết quả học tập của con em chúng ta thì phụ huynh và giáo viên đều phải lưu ý về điểm và rèn luyện của học sinh để giúp cải thiện tình trạng lưu ban của học sinh.
Hiện nay tại các cấp học phổ thông cũng đều xuất hiện các trường hợp lưu ban lại lớp tức là không được lên lớp do điểm học lực hoặc kết quả rèn luyện quá thấp so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Để theo dõi kết quả học tập của con em chúng ta thì phụ huynh và giáo viên đều phải lưu ý về điểm và rèn luyện của học sinh để giúp cải thiện tình trạng lưu ban của học sinh.
Trước đây trong quy định tại Khoản 3 Điều 37 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định như sau học sinh không được lưu ban quá 02 lần ở trong một cấp học.
Tuy nhiên kể từ khi Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành có nhiều quy định mới, trong đó quy định về số lần học sinh không được lưu ban trong một cấp học.
Theo quy định của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học.
Điều lệ này được áp dụng cho trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (gọi chung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong đó, xác định trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.
Như vậy, theo quy định Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT trong một cấp học, học sinh được lưu ban tối đa không quá 3 lần. Tuy nhiên, đối với các học sinh đang học theo chương trình giáo dục 2006 cần cực kỳ cẩn trọng bởi nếu bị lưu ban ở lại lớp thì năm sau học sinh đó sẽ phải học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sẽ có rất nhiều thay đổi và bỡ ngỡ bởi phương thức học, môn học đổi mới.
Học sinh lưu ban là gì? Học sinh tiểu học được lưu ban khi nào? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Câu hỏi: Tôi thường nghe về việc học sinh lưu ban, tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ liệu có phải lưu ban là ở lại lớp hay không? Và đối với học sinh tiểu học thì việc lưu ban sẽ diễn ra như thế nào?
Trước tiên, cần khẳng định, hiện nay, pháp luật không có định nghĩa lưu ban là gì, tuy nhiên, thực tế, lưu ban được hiểu là việc học sinh phải ở lại lớp để học lại chương trình học thêm 01 năm nữa (hay còn gọi là bị đúp (double trong tiếng Anh) - học 02 lần 01 lớp).
Việc lưu ban thường xảy ra đối với những học sinh có học lực yếu, bị hổng kiến thức, không tiếp thu được bài học hoặc thuộc trường hợp có hạnh kiểm phẩm chất, năng lực yếu kém. Song cũng có không ít trường hợp, học sinh lưu ban do tình trạng sức khỏe không cho phép theo kịp chương trình học nên phải dừng việc học trong một thời gian nhất định kéo theo việc phải học lại.
Trong điều kiện giáo dục được quan tâm như hiện nay, tình trạng học sinh lưu ban diễn ra không thường xuyên, tuy nhiên lưu ban vẫn có thể xảy ra đối với một số trường hợp cá biệt. Để tránh xảy ra tình trạng lưu ban, phụ huynh và nhà trường cần có sự quan tâm và phối hợp hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
Như đã phân tích ở trên, học sinh sẽ học lưu ban khi thuộc trường hợp ở lại lớp. Tùy cấp học, điều kiện được xác nhận hoàn thành chương trình học hay được lên lớp là khác nhau. Đối với học sinh tiểu học điều kiện xác nhận hoàn thành chương trình học được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.”
Căn cứ nội dung của quy định nêu trên, một học sinh tiểu học sẽ phải lưu ban khi:
(i) Chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học:
Cụ thể, căn cứ các tiêu chỉ đánh giá mức độ hoàn thành đối với kết quả giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học chưa được xác nhận hoàn thành đối với kết quả giáo dục trong những trường hợp sau:
- Kết quả đánh giá môn học hoặc hoạt động giáo dục là chưa hoàn thành. Điểm a khoản 1 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên sẽ đánh giá ở mức độ chưa hoàn thành các môn học đối với học sinh chưa thực hiện được yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực ở những môn học hoặc hoạt động giáo dục
- Có các phẩm chất, năng lực được đánh giá ở mức cần cố gắng. Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, về phẩm chất và năng lực được đánh giá ở ba mức Tốt, Đạt và Cần cố gắng. Trong đó, mức độ đánh giá ở mức cần cố gắng là đối với học sinh có phẩm chất, năng lực chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
- Bài kiểm tra cuối kỳ của năm học của một trong những môn học đạt kết quả dưới 5 điểm.
(ii) Đã được nhận sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giáo viên những vẫn không đủ điều kiện xét hoàn thành
(iii) Hiệu trưởng đã tổ chức kiểm tra, đánh giá, xem xét và ra quyết định chưa được lên lớp
- Trong năm học 2023-2024, quy định đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT được áp dụng đối với lớp 1, 2, 3, 4. Riêng đối với lớp 5 vẫn áp dụng quy định đánh giá tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
- Từ năm học 2024-2025 trở đi, tất cả các lớp thuộc cấp tiểu học sẽ áp dụng chung quy định đánh giá tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
- Tuy nhiên đối với vấn đề học sinh lưu ban thì quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT) có sự tương đồng với những quy định mới tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như đã phân tích phía trên.