Theo khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Do đó, đây là đối tượng ưu tiên được Nhà nước tạo điều kiện để phần nào phục hồi chức năng lao động, được hưởng các chính sách hỗ trợ việc làm như tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật. Vậy, chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật mới nhất được quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Theo khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Do đó, đây là đối tượng ưu tiên được Nhà nước tạo điều kiện để phần nào phục hồi chức năng lao động, được hưởng các chính sách hỗ trợ việc làm như tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật. Vậy, chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật mới nhất được quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động khuyết tật. Cụ thể, theo Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 (một số nội dung bị bãi bỏ bởi điểm k khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP), cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
– Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
– Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
– Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
– Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
Với phương châm bảo đảm cho tất cả người lao động là người khuyết tật đều được hỗ trợ, pháp luật về lao động của Việt Nam vẫn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ban hành các chính sách để hỗ trợ người khuyết tật tham gia lao động và tìm việc làm phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình. Theo quy định tại Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc được thực hiện như sau:
Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.
– Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi (quy định tại điểm a và điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP):
+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Về chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật được quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật như sau: “1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này; b) Người khuyết tật nặng. 2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm: a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.” Theo đó, có thể nhận thấy tại khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật quy định một trong các đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng là người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Xét theo trường hợp của bạn, bạn là người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và vừa sinh con thuộc đối tượng nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Do đó, bạn có thể được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi là người khuyết tật nặng hoặc là người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật người khuyết tật. Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì:Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Bạn có thể xem xét mình có thuộc đối tượng theo luật định dựa vào mức độ khuyết tật của bản thân thông qua giấy xác nhận khuyết tật được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký. Ngoài ra, nếu con bạn được xác định là người khuyết tật theo kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì bạn có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho cháu.
Theo Điều 44 Luật người khuyết tật quy định các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng của hội đồng giám định được xác định là thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định, và tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của người đó.